0977993042  0977993042     dungcuthuyvn@gmail.com dungcuthuyvn@gmail.com (Online từ 8h30 đến 21h00 từ Thứ 2 - Chủ Nhật)

DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH

DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH

Giỏ hàng của bạn

(0) sản phẩm - 0 đ

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI THÁNG 7/2016 VÀ THÁNG 8/2016

Theo Bộ NN&PTNT, chăn nuôi cả nước trong 7 tháng đầu năm khá ổn định mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt tăng cao nhưng người chăn nuôi đã chủ động chống nóng cho đàn vật nuôi đồng thời tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Theo Tổng cục Thống kê ước tính tổng số bò cả nước tháng 7 năm 2016 tăng khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015; Tổng số lợn tăng khoảng 2,7-3,7% so với cùng kỳ năm 2015; Tổng số gia cầm tăng khoảng 3- 3,5% so với cùng kỳ năm 2015.

 

Chăn nuôi trâu bò: Trong tháng, mặc dù hời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt tăng cao nhưng người chăn nuôi đã chủ động chống nóng bằng nhiều hình thức khác nhau nên số đàn trâu, bò vẫn phát triển ổn dịnh. Theo báo cáo của TCTK, ước tính tổng số trâu cả nước tháng 7/2016 giảm 0,5-1%, tuy nhiên chăn nuôi bò lại phát triển hơn do thị trường tiêu thụ tốt, ước tính tổng số bò tăng từ 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Chăn nuôi lợn (heo): Chăn nuôi lợn vẫn trên đà phát triển khá tốt do dịch lợn tai xanh không xảy ra, giá thịt lợn hơi vẫn giữ mức ổn định, duy trì ở mức có lợi cho người nuôi. Ước tính tổng số lợn cả nước tháng 7/ 2016 tăng khoảng 2,7-3,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước phát triển tương đối thuận lợi do không có dịch bệnh xảy ra. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 7/2016 tăng khoảng 3- 3,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 17/08/2016, tình hình dịch bệnh trong cả nước diễn biến như sau:

1. Dịch Cúm gia cầm

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm.
 
2. Dịch Lở mồm long móng (LMLM) gia súc
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
 
3. Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
 
4. Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm:
 Do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
 
Dịch LMLM: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
 
Dịch lợn tai xanh: Các địa phương tiếp tục khống chế thành công dịch Tai xanh lợn. Tuy nhiên, có thể vi rút vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến đàn gia súc nuôi, nên trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện và gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh có dịch cũ. Các địa phương cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 262/TY-DT ngày 22/02/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
 
 
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

Giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam trong tháng 7/2016 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm. Tại một số địa phương như Vĩnh Long, An Giang, giá đã giảm 500 đ/kg và 1.000 đ/kg so với hồi đầu tháng và hiện có mức giá lần lượt là 42.500 đ/kg và 44.000 đ/kg.

Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000 – 43.000 đ/kg, giảm 5.000-6.000 đ/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5-2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000-13.000 đ/kg, tương đương mức giảm hơn 23%. Nguyên nhân là do lượng lợn tồn ở Trung Quốc còn nhiều nên nước này hạn chế nhập. Trong khi đó, Đồng Nai cung cấp hơn 50% sản lượng lợn hơi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nên giá lợn bị ảnh hưởng ngay.

Biểu đồ. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại các tỉnh phía Nam

Xem chi tiết tại: https://channuoivietnam.com/bieu-2/

TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: 

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 7/2016 ước đạt 363 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm 2016 đạt 1,85 triệu USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2015. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2016 là Achentina, Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm thị phần lần lượt là 45,1%, 10,3% và 7,2%. Các thị trường có giá trị mạnh là Áo (tăng 85,3%), TVQ Arap Thống Nhất (tăng 37,1%), Indonesia (tăng 14,3%) và Achentina (tăng 5,3%). Các thị trường còn lại đều có giá trị nhập khẩu giảm mạnh là Hoa Kỳ (47,7%), Brazil (giảm 44,8%), Thái Lan (41,2%), Ấn Độ (35,4%), Trung Quốc (1,5%) và Đài Loan (giảm 0,7%).

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 7/2016 đạt gần 350 triệu USD, tăng 4,01% so với tháng trước đó và tăng 27,96% so với cùng tháng năm ngoái.

Tính chung, 7 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã chi 1,8 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, giảm 6,59% so với cùng kỳ năm trước.  Trong 7 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Nhật Bản với 3 triệu USD, tăng 149,19% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Áo với hơn 63 triệu USD, tăng 60,46% so với cùng kỳ; UAE với 41 triệu USD, tăng 59,98% so với cùng kỳ, sau cùng là Trung Quốc với hơn 167 triệu USD, tăng 39,91% so với cùng kỳ.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 7/2016 vẫn là Achentina, Trung Quốc, Hoa Kỳ và UAE… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với hơn 149 triệu USD, tăng 11,16% so với tháng trước đó và tăng 13,11% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 7 tháng đầu năm 2016 lên hơn 820 triệu USD, chiếm 45,3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 7,47% so với cùng kỳ năm ngoái – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7 đạt hơn 60 triệu USD, tăng 100,08% so với tháng 6/2016 và tăng 300,21% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, 7 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 167 triệu USD, tăng 39,91% so với cùng kỳ năm trước đó.

Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2016, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong  tháng 7/2016 là Hoa Kỳ với trị giá hơn 46 triệu USD, tăng 73,04% so với tháng trước đó và tăng 261,5% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2016 lên hơn 199 triệu USD, giảm 34,73% so với cùng kỳ năm trước đó.

Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Brazil, Áo, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và UAE với kim ngạch đạt 67 triệu USD, 63 triệu USD, 50 triệu USD; 50 triệu USD; 48 triệu USD và 41 triệu USD.

 

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 7/2016 và 7 tháng đầu năm 2016

ĐVT: nghìn USD

  KNNK 7T/2015 KNNK T7/2016 KNNK 7T/2016 +/- so với T6/2016 (%) +/- so với T7/2015 (%) +/- so với 7T/2015 (%)
Tổng KN 1.939.053 349.997 1.811.351 4,0 28 -6,6
Achentina 763.501 149.124 820.546 11,2 13,1 7,5
Ấn Độ 69.876 8.680 48.812 59,9 10,8 -30,1
Anh 1.510 43 712 -77,2 -89,6 -52,8
Áo 39.758 10.446 63.795 0,8 -5,7 60,5
Bỉ 4.841 1.142 6.388 7,7 30,2 31,9
Brazil 156.104 2.712 67.887 -89,9 -92,9 -56,5
UAE 25.878 11.399 41.400 85,4 183,4 60
Canada 18.393 706 7.336 -1,1 2,03 -60,1
Chilê 8.551 262 3.333 -83,3 -83,2 -61,0
Đài Loan 39.503 7.850 40.949 1,1 20,4 3,7
Đức 3.208 513 3.373 -21,6 -12,0 5,1
Hà Lan 17.128 2.865 17.007 -23,1 6,5 -0,7
Hàn Quốc 22.041 3.398 20.380 -3,6 -9 -7,5
Hoa Kỳ 305.503 46.075 199.401 73,0 261,5 -34,7
Indonesia 43.578 7.762 50.138 -19,4 19 15,1
Italia 65.089 375 4.694 -4,6 -85,8 -92,8
Malaysia 14.494 3.982 19.715 22,9 91,3 36,0
Mêhicô 1.058 70 808 -53,3 -71,1 -23,6
Nhật Bản 1.242 208 3.097 -74,9 23,1 149,2
Australia 12.271 1.625 6.722 856,9 167,7 -45,2
Pháp 11.027 1.543 11.350 31,3 -17,6 2,9
Philippin 14.086 1.500 8.209 6,4 -66,6 -41,7
Singapore 9.206 1.457 11.459 -41,1 18,2 24,5
Tây Ban Nha 25.082 4.061 22.325 0,6 10 -11
Thái Lan 75.973 8.818 50.196 5,2 56,7 -33,9
Trung Quốc 119.935 60.322 167.799 100,1 300,2 39,9

Nguồn: VITIC

 

Đậu tương: 

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2016 đạt 44 nghìn tấn với giá trị 20 triệu USD, đưa tổng khối lượng đậu tương nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2016 đạt 808 nghìn tấn với giá trị đạt 329 triệu USD, giảm 17,3% về khối lượng và giảm 27,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. 

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2016 đạt 474 nghìn tấn với giá trị đạt 96 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2016 đạt 3,8 triệu tấn với giá trị đạt 747 triệu USD, tăng 5,6% về khối lượng nhưng lại giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 59,5% và 35,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Lào tăng 29,1% về khối lượng và tăng 26,1% về giá trị. Thị trường có giá trị giảm mạnh là Ấn Độ, giảm tới 99,5% về khối lượng và giảm 94,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2016 đạt 102 nghìn tấn với giá trị đạt 23 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 7 tháng đầu năm 2016 đạt 1,84 triệu tấn với giá trị đạt 398 triệu USD, tăng 37,6% về khối lượng và tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 6 tháng đầu năm 2016 là Úc, chiếm tới 50,5% thị phần và tăng khoảng 19,5% về khối lượng nhưng lại giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp theo là Brazil chiếm 17% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này, với tổng khối lượng nhập khẩu đạt 333,6 nghìn tấn và 63,76 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng nhưng giảm 13,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Canada (giảm tới 53,7% về khối lượng và giảm 59,5% về giá trị).

Theo số liệu thống kê của TCHQ, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2016 đạt 1.893.149 tấn, trị giá 407.122.497 USD, tăng 60,87% về lượng và tăng 26,91% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong 7 tháng đầu năm 2016 Việt Nam nhập khẩu lúa mì từ các thị trường là Ôxtraylia, Braxin, Hoa Kỳ và Canađa, Ucraine trong đó Ôxtraylia là thị trường thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam, với lượng nhập 871.655 tấn lúa mì, trị giá 206.625.076 USD, tăng 20,68% về lượng và tăng 0,57% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Braxin là thị trường lớn thứ hai cung cấp lúa mì cho Việt Nam, với 333.623 tấn, trị giá 63.755.285 USD, tăng 8,45% về lượng và giảm 13,55% về trị giá.

Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 8/2016 dự báo sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2016/17 sẽ đạt 743,44 triệu tấn.

Số liệu sơ bộ từ Tổng cục hải quan về nhập khẩu lúa mì 7 tháng năm 2016

Thị trường 7Tháng/2016 +/-(%) 7T/2016 so với 7T/2015
  Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá
Tổng

1.893.149

407.122.497

+60,87

+26,91

Ôxtraylia

871.655

206.625.076

+20,68

+0,57

Braxin

333.623

63.755.285

+8,45

-13,55

Hoa Kỳ

91.795

24.134.818

-26,35

-27,08

Canađa

33.644

8.954.892

-76,74

-76,98

Ucraine

745

140.853

-8,02

-17,54

 

Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 7 năm 2016 ước đạt 206 nghìn tấn với giá trị đạt 61 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn 7 tháng đầu năm đạt 2,31 triệu tấn và 616 triệu USD, giảm 19% về khối lượng và giảm 28,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 6 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 86,1% thị phần, giảm 23,5% về khối lượng và giảm 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam hầu hết đều giảm ngoại trừ thị trường Malaysia có giá trị tăng (6,04%) so với cùng kỳ năm 2015.

 

                                                                                                                                                       Nguồn tin: https://channuoivietnam.com

xe2343
qqqq
qqq
vvv
aaaaa
công ty vinamilk
KERBL
DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH
0977993042

Loading...