0977993042 dungcuthuyvn@gmail.com (Online từ 8h30 đến 21h00 từ Thứ 2 - Chủ Nhật)
Đăng bởi: Nhật Thịnh Lê - Ngày: 24.07.23
Tiêu chảy trên lợn con là dấu hiệu bệnh lý của các bệnh sau: Hội chứng tiêu chảy thông thường, Bệnh cầu trùng, Dịch tiêu chảy cấp (PED: porcine epidemic diarrhoea), bệnh viêm dạ dày- ruột truyền nhiễm (TGE: transmissible gastro-enteritis).
- Từ lợn con:
• Thể chất lợn con yếu đuối: Xuất phát từ bệnh của mẹ, từ di truyền.
• Sinh lý và tập tính của lợn con: Bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước.
• Ngoài ra còn do môi trường chăm sóc không phù hợp, lạnh và ẩm, chế độc chăm sóc nuôi dưỡng không đúng quy trình: thiếu sữa đầu, thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu sắt, nước sạch, vitamin A-D…
• Nguyên nhân trực tiếp: - Do các virus gây ra - Các vi khuẩn: Pathogenic E. coli, Salmonella, Proteus, Enterobacter…; Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis; Clostridium perfringens type C. - Một số giun và loài khác: Ascaris, Trichocephalus; Candida
- Lợn con đi ngoài: Phân không còn khuông, nhão, sệt, loãng. Màu: trắng, xám, vàng, xanh… Mùi: chua, tanh, khắm…có lúc tiêu chảy vượt cần cầu.
- Giảm bú, giảm ăn, uống nhiều
- Lợn con nôn mửa: nôn ra sữa.
- Trạng thái bên ngoài: Gầy dần, da nhăn, lông dài, thân nhiệt ít khi tăng.
1.3.Phòng và điều trị:
- Đầu tiên cách ly đàn ốm với đàn đang khỏe mạnh, tiến hành sát trùng xung quanh, thực hiện kế hoạch cách ly tốt.
- Do môi trường chăm sóc heo con ẩm thấp, lạnh bắt buột phải tăng nhiệt độ môi trường lên bằng các biện pháp như:
+ Dùng đèn hồng ngoại (100w - 175w - 250w) tùy vị trí địa lý và nhiệt độ người chăn nuôi chọn loại công suất phù hợp với chuồng trại.
+ Lòng úm heo con kết hợp thảm úm chất liệu (cao su hoặc nỉ).
- Đối với lợn con có biểu hiện bệnh pha điện giải cho uống hàng ngày, không cho tập ăn để chánh nôn.
- Tiến hành tiêm các loại kháng sinh : Norfloxacin, Enrofloxacin, Colistin, Amoxicilin…tiêm liên tục từ 5-7 ngày tlợn hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Chủ yếu do chăm sóc nuôi dưỡng kém dẫn đến sức đề kháng của lợn con suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bệnh dễ xâm nhập. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp qua hơi thở hay kế phát do các nguyên nhân sau:
- Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm.
- Do kế phát từ bệnh ký sinh trùng.
- Vi khuẩn tác động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản. Bệnh xảy ra quanh năm.
- Viêm phổi, viêm thanh khí quản bệnh ít chết nhưng làm suy yếu lợn con dẫn đến còi cọc.
- Giảm bú, giảm ăn, ho khạc liên tục. Co giật ở bụng và cơ liên sườn, da mẩn đỏ, phân khô, táo bón, có khi có màng nhầy. Sốt cao 41 – 42 độ C lên xuống từng cơn kéo dài 4 – 7 ngày.
- Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng thuốc sát trùng
- Cho lợn con ở nơi thoáng khí, không lạnh và ẩm, chuồng nuôi ấm áp.
- Tách riêng những đàn ốm
- Tiêm kháng sinh đặc trị viêm phổi: Tylosin, Tylospec, Linspec 5/10, Flodoxy, Genta -Tylosin
Kết nối với chúng tôi