0977993042  0977993042     dungcuthuyvn@gmail.com dungcuthuyvn@gmail.com (Online từ 8h30 đến 21h00 từ Thứ 2 - Chủ Nhật)

DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH

DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH

Giỏ hàng của bạn

(0) sản phẩm - 0 đ

Bệnh phó thương hàn trên heo (Salmonella)

Bệnh phó thương hàn trên heo

 

 

 

Bệnh phó thương hàn ở heo (Salmonellosis)

 

Đăng bởi: Nhật Thịnh Lê - Ngày: 14.08.23

 

   Heo sốt 41,5 - 42 độ C, kém ăn hoặc bỏ ăn. Giai đoạn đầu heo táo bón, bí đại tiện, nôn mửa, sau đó heo tiêu chảy, phân lỏng, màu vàng, có nước và máu, heo hay kêu la do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.

 

NGUYÊN NHÂN

 

- Bệnh Phó thương hàn do vi khuẩn họ Salmonella gây ra.Ở nước ta chủ yếu là Salmonella choleraesuis và Salmonella typhisuis gây ra. Vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, mụn loét ở ruột già.

 

- Bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu ở heo sau cai sữa (10 - 16 tuần tuổi). Ở heo lớn bệnh ít xảy ra hơn và thường là do kế phát của bệnh dịch tả. Triệu chứng điển hình là bại huyết hoặc kèm thêm rối loạn tiêu hóa, hô hấp, ở heo nái gây sẩy thai…

 



TRIỆU CHỨNG

* Thể cấp tính :

 

- Heo sốt 41,5 - 42oC, kém ăn hoặc bỏ ăn. Giai đoạn đầu heo táo bón, bí đại tiện, nôn mửa, sau đó heo tiêu chảy, phân lỏng, màu vàng, có nước và máu, heo hay kêu la do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.

 

- Heo thở khó, thở gấp, ho, suy nhược. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2 - 4 ngày, heo gầy còm, còi cọc, tiêu chảy nhiều rồi chết.

 

 

các điều trị bệnh phó thương hàn

 


* Thể mạn tính:  Heo gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu, da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc tím bầm. Heo tiêu chảy phân lỏng vàng rất thối. Thở khó, ho, sau khi vận động heo mệt nhọc, đi lại khó khăn. Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn.

 

bệnh phó thường hàn

 

 

BỆNH TÍCH:

 

* Thể cấp tính:

   

   Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn, dai như cao su. Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết. Gan tụ máu có nốt hoại tử. Thận có những điểm họai tử ở vỏ thận. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, xuất huyết, có nốt loét, trên từng đoạn ruột non bao phủ một lớp màu vàng như cám. Viêm phúc mạc có bài xuất huyết tương và có tơ huyết. Phổi tụ máu và có các ổ viêm.


* Thể mạn tính:

   

  Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già và ruột non có nhiều đám loét bờ cạn, những đám loét này phủ màng nhày. Gan có nốt viêm hoại tử màu xám bằng hạt đậu. Phổi viêm sưng có ổ hoại tử màu vàng xám. Xương cũng có thể thấy những nốt hoại tử.

 

  Bệnh phó thương hàn có thể chẩn đoán khác với bệnh Dịch tả heo dựa vào các đặc điểm sau: bệnh Dịch tả heo lây lan rất mạnh, tỉ lệ chết cao 90%-100%. Tiêu chảy nặng, phân lỏng có máu tươi có mùi thối khắm. Viêm kết mạc và giác mạc mắt, mắt có ghèn, bại liệt. Da xuất huyết ở mõm, tai, chân, mặt trong đùi... Ruột viêm loét hình cúc áo (thương hàn viêm loét tràn lan). Thận xuất huyết hình ghim. Phổi xuất huyết tụ máu, gan hoá. Lách không sưng, nhồi huyết hình răng cưa ở chu vi.

 

PHÒNG BỆNH:


- Tiêm phòng bằng vaccine phó thương hàn cho heo con lúc 2 tháng tuổi, sau đò tiêm định kỳ 6 tháng một lần. Có thể tiêm cho heo lúc 1 tháng tuổi (tiêm 1/2 liều) sau 30 ngày lập lại lần 2.

 

- Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kỳ tiêu độc 10 ngày 1 lần bằng HanIodine 10% kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng tốt

 

- Mua heo từ nơi không có bệnh và theo dõi ít nhất 10 ngày trước khi nhập đàn

 

- Khi có bệnh phải cách ly heo bệnh, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

 

 

ĐIỀU TRỊ:

 

 - Heo bị tiêu chảy dễ suy nhược và chết chủ yếu là do bị mất nước. Do đó quan trọng nhất trong điều trị là phải bù lại lượng nước và các khoáng chất của cơ thể bị mất do tiêu chảy nặng.

 

    + Cấp bù lại lượng nước cho heo bệnh bằng cách pha nước cho uống tự do dung dịch điện giải (Orezol hoặc Electrolytes).

 

    + Trường hợp heo nhỏ hoặc suy nhược nặng có thể chích vào xoang bụng dung dịch Glucose 5%.

 

* Nếu can thiệp muộn, khi nhiễm khuẩn huyết, ruột đã tổn thương nặng, loét thì kết quả kém và điều trị kéo dài, lợn khỏi bệnh cũng chậm lớn còi cọc. Dùng 1 trong các thuốc tiêm sau:

 

- Hanflor LA                     1 ml/20 kg TT., 2 ngày tiêm 1 lần.

 

Hanmolin LA                 1 ml/10 kg TT. 2 ngày tiêm 1 mũi.
   

Hamcoli- S                 1 ml/10 kg TT., mỗi ngày tiêm 1 mũi.
   

Haceft                          1 ml/10 kg TT. mỗi ngày tiêm 1 mũi.
   

Hamogen                  1 ml/10 kg TT., tiêm 3-5 ngày liên tục.
   

Hannoxylin LA             1 ml/10 kg TT., 3 ngày tiêm 1 mũi.

 

Thuốc uống hoặc trộn thức ăn:

 

Han-Lacvet             Gói 4g dùng cho 10kg TT.

   

Hanflor 4%                        2g trộn kg thức ăn.

 

Kết hợp với các thuốc trợ lực: Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin C, B-complex, Multivit, Hanmix-VK9, ADE, Anal-gin, Cafein Na-benzoat 20%.

 

Chăm sóc: phải luôn giữ chuồng khô ráo và ấm áp và khi tiêu chảy 1 ml phân thải ra môi trường có chứa hàng tỷ vi khuẩn Salmonella, vì thế việc sử dụng các hóa chất sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là rất cần thiết.

 

- Có thể 3 ngày phải sát trùng chuồng trại một lần bằng các chất sát trùng thông thường.

 

- Dùng nước sát trùng như Javen hay Chlorin, bằng cách tăng nồng độ Javen, Chlorin thật cao (2-3 ‰) trong nước rữa chuồng tắm cho heo lúc đó sẽ diệt được ổ manh trùng vi khuẩn Salmonella ở trong phân và khắp nơi trong chuồng.

 

- Dùng chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi giúp heo con ổn định vi sinh vật đường ruột sau tiêu chảy

 

 

Nguồn: https://hanvet.com.vn/

 

 

 

► Đọc thêm về: Lịch tiêm phòng Vắc xin (vaccine) cho heo 

 

► Đọc thêm về: Điều trị heo nái sảy thai

 

► Đọc thêm về: Heo con bị tiêu chảy phân trắng 

 

 

Kết nối với chúng tôi 

thiết bị chăn nuôi lê anh thiết bị chăn nuôi lê anh

 

Bệnh phó thương hàn ở heo

xe2343
qqqq
qqq
vvv
aaaaa
công ty vinamilk
KERBL
DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH
0977993042

Loading...