0977993042 dungcuthuyvn@gmail.com (Online từ 8h30 đến 21h00 từ Thứ 2 - Chủ Nhật)
Đăng bởi: Nhật Thịnh Lê - Ngày: 2023-09-10
- Bệnh giun tim ở chó là 1 loại bệnh ký sinh do giun sán, xuất hiện trên nhiều loài vật nuôi. Giun tim vào cơ thể vật nuôi qua trung gian là các loài muỗi.(như loài Acdes,Mansonia, Anopheles và Culex).
- Mức độ của bệnh phụ thuộc vào số lượng giun tim trưởng thành, vị trí của giun, thời gian nhiễm giun và mức độ tổn thương của tim, phổi, gan, thận.
- Là 1 loại bệnh cực kỳ nguy hiểm do giun kí sinh bên trong tim và các mạch máu lớn.
LƯU Ý: Bệnh hay gặp ở chó và có thể lây sang người.
- Được gây ra bởi 1 loài giun có tên là Dirofilaria unmitis.
+ Giun có hình thái dài và nhỏ.
+ Kích thước con đực: dài 12-18cm
+ Kích thước con cái: dài 25-30cm.
+ Giun trưởng thành có thể sống đến 5 năm và trong thời gian này thì con cái đẻ ra hàng triệu ấu trùng chuyển động (microfilaria) đi vào máu.
- Muỗi là vật thể trung gian truyền bệnh giun tim cho chó. Khi muỗi là ký chủ trung gian hút máu sẽ hút luôn cả ấu trùng vào cơ thể muỗi. (ấu trùng trong cơ thể muỗi sẽ phát triển thành ấu trùng lây nhiễm sau 2-3 tuần)
- Khi muỗi đốt vào cơ thể động vật, ấu trùng gây nhiễm cư trú ở da và mô liên kết dới da (khoảng 3 – 4 tháng) sau đó nó vào máu,vào vòng tuần hoàn, đi vào tim và phát triển thành dạng trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời 8 – 9 tháng, giun trưởng thành sống rất lâu trong cở thể chó (8 – 9 năm).
- Triệu chứng của bệnh giun tim không nhận biết được cho đến khi giun phát triển thành dạng trưởng thành. (Chó có thể nhiễm bệnh 9 – 10 tháng vẫn chưa có triệu chứng.)
- Khi giun trưởng thành đủ nhiều sẽ gây viêm thành mạch quản; nếu quá nhiều dẫn đến nghẽn mạch. Lượng máu về tim không đủ, gây hở van tim. Phần bên phải của tim giãn rộng, xảy ra đồng thời với hiện tượng phù phổi, gan, thận
- Chó ho kéo dài, dạng mãn tính.
- Thở khó,cháy dớt dãi ở miệng
- Nếu nhiễm nhiều chó suy sụp nhanh, rất nhanh mệt khi vận động nhiều, chậm chạp, uể oải, lười vận động, gầy còm và thiếu máu kéo dài.
- Phù nề dưới bụng, ngực, vùng bàn ngón.
- Nước tiểu đục, lẫn máu do độc tố của giun gây viêm thận.
- Độc tố của giun có thể gây nhiễm độc thần kinh, gây liệt nhẹ 2 chân sau, động kinh.
Phát hiện giun trong tim của chó
- Soi tươi máu dưới kính hiển vi
- Test nhanh: sẽ có kết quả sau 10 phút và độ chính xác cao.
- Chụp X quang để kiểm tra tim to và độ sưng của động mạch phổi.
- Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan, thận, qua đó đánh giá mức độ tổn thương của các cơ quan.
Tiến hành điều trị theo giai đoạn: điều trị ấu trùng giun tim và điều trị giun tim trưởng thành.
- HeartgartTM plus (ivermectin, pyrantel), dạng viên nhai: 6mg/ 1kg thể trọng
Màu xanh dương: 1 viên/ chó dưới 11,5 kg.
Màu xanh lá cây: 1 viên/ chó từ 11,5 – 22,5 kg.
Màu nâu: 1 viên / chó từ 22,5 – 44kg.
Mỗi lần 1 viên, mỗi tháng 1 lần. thuốc chỉ có tác dụng với ấu trùng, không có tác dụng với giun trưởng thành. Một số giun non có thể bị tiêu diệt nhưng không có tác dụng diệt sạch.
Thuốc có tác dụng phụ: động vật thẫn thờ, ói mửa, biếng ăn, tiêu chảy, hoa mắt, choáng váng, chảy nước dãi, co giật.
- Diethylcarbamazin: 3mg/ 1kg thể trọng, chia 2 – 3 lần uống trong 1 ngày, uống sau bữa ăn, trong 4 – 5 ngày. Sau 1 tháng kiểm tra nếu còn ấu trùng giun cho uống tiếp liều nữa.
- Caparsolate : 0,2ml/ 1kg thể trọng, chia 2 lần dùng trong 1 ngày, tiêm vào tĩnh mạch; liệu trình 2 ngày. Thuốc độc với gan và thận, vì vậy chỉ định thận trọng đối với những chó mắc bệnh gan, thận.
- Immiticide: 0,1ml/ 1kg thể trọng, tiêm bắp thịt.
- Arsenamide: 1 năm sử dụng 2 lần, như là phương pháp tích cực diệt giun trưởng thành.
- Phẫu thuật lấy giun trưởng thành.
- Bệnh giun tim ở chó có thể phòng ngừa được bằng thuốc trị giun hàng tháng theo chỉ định của bác sỹ thú y. (Nên kiểm tra giun tim trước khi dùng thuốc phòng ngừa giun tim)
- Phòng ngừa bằng thuốc:
+ Revalution: dạng thuốc mỡ, sản xuất theo ống tuyp nhỏ. Dùng bôi ngoài da vùng gáy giữa 2 xương bả vai chó mỗi tháng 1 lần.
+ Advantix: dạng thuốc mỡ dùng bôi ngoài da mỗi tháng 1 lần.
- Phun thuốc diệt trừ muỗi thường xuyên (vì muỗi là ký chủ trung gian truyền bệnh)