0977993042 dungcuthuyvn@gmail.com (Online từ 8h30 đến 21h00 từ Thứ 2 - Chủ Nhật)
>>> Xem thêm: TROCAR - Thông hơi dạ cỏ Trâu, Bò, Dê ,...
>>> Xem Thêm: Đèn soi phối tinh Bò (không cần dùng tay như truyền thống)
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh…. Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.
- Bình thường khi thức ăn vào dạ cỏ, được các vi sinh vật dạ cỏ phân hủy sinh hơi và hơi được tống ra ngoài nhờ động tác ợ hơi và nhai lại. - Tuy nhiên trong trường hợp thú ăn nhiều thức ăn dễ len men, lượng hơi tạo ra quá nhiều. Hay thức ăn chứa nhiều Saponin, nhiều nước khi nhai lại sẽ tạo các bọt khí, các bóng khí này trộn lẫn với thức ăn và rất chắc, không thoát được lên phần trên, làm thức ăn bị dâng lên cao trong dạ cỏ bít kín lỗ thượng vị.
- Kèm theo sự giảm nhu động dạ cỏ, phản xạ ợ hơi không còn do thượng vị bị bít kín, hơi sinh ra không thoát ra được làm dạ cỏ căng phồng, ép tim, phổi, gây khó thở, ứ máu ở đầu và niêm mạc.
- Bệnh xảy ra rất nhanh. Con vật khó chịu, không yên, bụng càng lúc càng căng to, mất hõm hông bên trái, nhiều khi hõm hông trái phình cao hơn cột sống.
- Sờ nắn dạ cỏ tính đàn hồi rất lớn như 1 quả bóng căng. Bò thở rất khó, dang chân ra, bạnh mũi để thở, hô hấp tăng 60-80lần/phút. Tim đập nhanh, nhưng rất yếu, tĩnh mạnh cổ phồng to, niêm mạc mắt tím bầm.
- Đầu tiên cho bò đứng 2 chân trước lên cao để dạ cỏ không chèn ép phổi và tim.
- Kế đến cho uống 1 trong các loại dung dịch:
+ Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.
+ Nước dưa chua: 3- 5 lít.
+ Bia hơi: 3 – 5 lít.
+ Trường hợp chướng hơi do bò ăn phải nhiều cây họ đậu có chất Saponin thì cho uống 100 - 250ml dầu thực vật.
- Song song đó, xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi. Có thể dùng rơm chà sát hay cám nóng bọc vào giẻ rồi chà sát nhiều lần, mỗi lần
30 – 60phút ở hông bên trái nhằm tăng nhu động dạ cỏ. Hoặc dùng tay nắm lưỡi bò kéo ra kéo vào nhiều lần để kích thích ợ hơi.
- Cũng có thể dùng bẹ chuối đập dập chấm chút muối thọc vào vùng hầu của bò để tạo phản xạ ói, ợ hơi, hoặc dùng ống thông thực quản cho ống thông vào dạ cỏ, đồng thời dùng tay ép vào hõm hông trái xong hạ đầu ống thông xuống cho thức ăn và hơi thoát ra ngoài.
- Nên chích thêm camphorat để trợ tim và hô hấp cho bò.
- Tăng cường nhu động dạ cỏ bằng cách chích dưới da thuốc Pilocarpine: 3% từ 6 - 10ml/lần/ngày liên tục 2 - 3ngày.
* Nếu dùng các biện pháp trên không có hiệu quả, dạ cỏ vẫn căng hơi có khả năng tử vong thì phải cấp cứu bằng cách đâm Trocard.
- Cố định. Có thể chọc gia súc ở trạng thái đứng hoặc nằm.
- Kỹ thuật chọc. Dùng troca có kích thước phù hợp với kích thước gia súc. Đối với đại gia súc có thể dùng troca có kích thước đến 1 cm, tiểu gia súc: 0,4 – 0,5 cm.
- Vị trí chọc – giữa hông đói trái. Tốt nhất chọc vào giữa đường ngang nối mép dưới gò ngoài xương chậu với xương sườn cuối cùng. Làm sạch ông và vệ sinh, sát trùng vùng chọc bằng cồn iod. Để sát đầu nhọn troca vào da vị trí chọc, dùng lòng bàn tay đẩy mạnh vào chuôi troca sao cho troca chọc thủng qua thành ruột và thành dạ cỏ. Nếu da thành bụng dày quá cần dùng dao rạch ra để dễ chọc. Đuôi troca hướng về khớp khuỷu đối diện. Đẩy mạnh troca vào thành bụng, rút lõi trong troca. Sau khi rút lõi lấy ngón tay bịt đầu troca để xã hơi ra từ từ . Có thể dùng bông bịt đầu troca để cho hơi ra từ từ.
***Lưu ý: Sau khi đâm trocar và rút lõi ra nên lấy ngón tay bịt lỗ vừa đâm, xã hơi từ từ nhấp ngón tay từ từ cho khí và chất lõng ra. Nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, thú bị shock có thể chết.
- Sau khi xã hết hơi, qua ống troca cho vào dạ cỏ gia súc bệnh 300 – 500 ml đối với đại gia súc, 50 – 100 ml đối với tiểu gia súc thuốc chống lên men. Sau đó cho lõi troca vào và rút troca ra. Cuối cùng bôi cồn iod vào vết chọc.
- Giữ nòng Trocard khoảng 5 – 6 giờ cho bò khỏe lại, khi muốn lấy phải cho lõi vào, nếu không thức ăn sẽ vào xoang bụng gây viêm phúc mạc.
- Chích một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm trùng:
+ Gentamycin 1ml/10kg trọng lượng
+ Ampi-septol 1ml/10kg trọng lượng
+ Chlotetradexa 10ml/100kg trọng lượng.
>>> Chúc các Bác thành công....!!!!
>>> Xem thêm: TROCAR - Thông hơi dạ cỏ Trâu, Bò, Dê ,...
>>> Xem Thêm: Đèn soi phối tinh Bò (không cần dùng tay như truyền thống)