Xem thêm: xilanh inox 20ml Kangul (NEW)
Xem thêm: dao gọt móng Bò 2 lưỡi .
Xem thêm: Vòng cai sữa cho Bê (Vòng chống bú trộm)
Thuộc tính nổi bật
Que thử ketosis - MISION (MỸ)
- Độ nhạy hơn hẳn các dòng máy cùng loại trên thị trường hiện nay.
- Que thử dễ mua trên thị trường.
- Hạn dùng 24 tháng/ 3 tháng sau khi mở nắp hộp.
BỆNH KETOSIS TRÊN BÒ SỮA.
Bệnh này khá phổ biến trong chăn nuôi bò ở nước ta, nhất là bò sữa trong giai đoạn tiết sữa mạnh hay ở cừu cuối giai đoạn mang thai. Bệnh do tích luỹ nhiều thể ketone trong cơ thể, nếu thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì gọi là ketonemia và tích luỹ nhiều trong nước tiểu thì gọi là ketonuria. Thông thường thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì mới thải ra qua đường nước tiểu.
1. Nguyên nhân của Bệnh.
- Nguyên nhân chính của bệnh là do con vật không đủ glucose, hàm lượng glucose máu giảm từ 50 mg/100 ml xuống còn 25-30 mg/100ml.
- Glucose máu giảm do glucose được huy động vào việc tổng hợp lactose của sữa. Người ta tính rằng một con bò sữa tiết 20 kg sữa mỗi ngày thì đã đưa vào sữa 1kg glucose để tạo lactose. Cần chú ý rằng ở thời kỳ cạn sữa hay tiết sữa bò khẩu phần rất nghèo các loại đường đơn, đặc biệt là glucose. Khi glucose bị huy động mạnh vào sữa thì gây ra thiếu glucose để tạo năng lượng cho các quá trình chuyển hoá và cho hoạt động của não và thần kinh, lúc này cơ thể lấy năng lượng từ nguồn ketone.
- Khi con vật mang thai, glucose trong cơ thể mẹ cũng được huy động cho nhu cầu glucose của thai. Thai có nhu cầu glucose khá cao, mẹ phải ưu tiên giành glucose của mình cho việc duy trì hàm lượng glucose của máu thai ở mức bình thường. Vì thế nếu nguồn glucose cung cấp cho mẹ không đủ thì hàm lượng glucose máu mẹ giảm đáng kể, giảm tới mức không đủ glucose cho mô thần kinh hoạt động và dẫn đến một tình trạng bệnh gọi là huyết nhiễm độc khi mang thai (pregnancy toxaemia) thường gặp ở cừu mang thai cuối kỳ, đặc biệt ở cừu mang nhiều thai (vì thế bệnh còn có tên gọi là bệnh cừu mẹ sinh đôi). Con vật trở nên chậm chạp, mệt mỏi, bỏ ăn và xuất hiện dấu hiệu thần kinh như run rẩy, đầu nghiêng một bên, khi có dấu diệu thần kinh thì tỷ lệ tử vong của cừu lên tới 90%.
2. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh.
- Dấu hiệu lâm sàng thường rõ rệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 3 tuần sau đẻ. Tính ham ăn còn thấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ năng lượng cho nhu cầu tiết sữa. Ở bò sữa, sản lượng sữa đạt cao nhất lúc 4 tuần sau đẻ, nhưng thức ăn thu nhận chỉ đạt cao nhất lúc 7 tuần sau đẻ, như vậy trong giai đoạn tiết sữa mạnh bò dễ bị thiếu năng lượng.
- Thức ăn chứa tiền ketone như axit butyric có nhiều trong cỏ họ đậu ủ xanh .
- Thức ăn chứa một số chất làm giảm độ ngon, từ đó làm giảm thu nhận như axit butyric, cadaverine, putrescine, tryptamine trong thức ăn ủ xanh.
- Khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng, quá trình lên men propionate bị cản trở. Cần chú ý rằng propionate qua con đường glucogenesis ở gan sẽ hình thành glucose.
>>> Xem thêm: Xilanh truyền dịch vào đường miệng.
***Lưu ý: để tránh các trường hợp như vậy xảy ra ta nên thường xuyên kiểm tra nước tiểu bằng que thử ketosis . Liên tục thay đổi khẩu phần ăn đến khi phù hợp.
MỌI THẮC MẮC XIN LIỆN HỆ
09.7799.3042 (Ms.Thịnh - Phòng Kinh Doanh)